Logo phòng khám hưng thịnh
Slogan phòng khám hưng thịnh
Hotline phong khám hưng thịnh

Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đánh giá của bạn về bài viết Đánh giá:

Chia sẻ bài viết Chia sẻ:

Banner chat 02

Trĩ ngoại là một căn bệnh khó nói, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Bệnh trĩ ngoại rất dễ để nhận biết bằng mắt thường bởi bệnh xảy ra bên ngoài hậu môn. Việc điều trị bệnh trĩ ngoài càng được tiến hành sớm càng , khi đó khả năng chữa khỏi dứt điểm, không tái phát càng cao hơn. Vì vậy, để phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị bệnh trĩ kịp thời, hãy cùng các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu bệnh trĩ ngoại là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào qua bài viết sau đây.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

bệnh trĩ ngoại là gì

hình ảnh về bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các xoang tĩnh mạch bên dưới hậu môn bị căng dãn đột ngột do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức do viêm nhiễm, tụ máu dẫn đến việc các dây tĩnh mạch vùng hậu môn bị rối sung phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp vùng hậu môn.

Không giống như trĩ nội là chia theo cấp độ mà trị ngoại được chia thành 4 loại dựa trên triệu chứng và kích thước búi trĩ:

Trĩ ngoại do thuyên tắc mạch máu: Khi các tĩnh mạch bị tắc dẫn đến vỡ, tụ thành các cục máu đông ngay ở phần da rìa hậu môn gây đau nhức cho người bệnh mỗi khi  đi đại tiện hoặc ngồi.

Trĩ ngoại do đám rối tĩnh mạch căng phồng: Lớp da dưới tĩnh mạch bị gấp khúc ngay rìa hậu môn thành những hình dạng búi trĩ tròn, dẹt khác nhau.

Trĩ ngoại do viêm: Vi khuẩn xâm nhập vào cửa hậu môn, gây ra viêm nhiễm và hình thành bệnh. Những nếp gấp do hiện tượng này gây ra triệu chứng sưng phồng, viêm nhiễm.

Trĩ ngoại do tổ chức kết đế: Khi các mô kết đế tăng sinh, mép hậu môn có những mảnh da thừa ra, phình to.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh trĩ ngoại nhưng người ta có thể đưa ra những yếu tố làm cho bệnh ngày càng phát triển nặng thêm và có thể làm cho búi trĩ to lên:

Táo bón lâu ngày: Khi bị táo bón, người bệnh sẽ dùng sức để đẩy phân ra ngoài khiến cho các tĩnh mạch hậu môn bị căng dãn đột ngột từ đó hình thành nên bệnh trĩ ngoại.

Do sinh hoạt: Những người có thói quen thường xuyên nhịn đại tiện, đi đại tiện quá lâu, lười vận động hay phải ngồi quá lâu,…rất dễ mắc bệnh trĩ.

Do chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng và rượu bia làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khó tiêu. Đặc biệt là những người lười uống nước và ăn rau xanh hay những thực phẩm có ích cho hệ tiêu hóa sẽ rất dễ mắc bệnh.

Do một số nguyên nhân khác: Phụ nữ sau sinh hay đang mang bầu, người béo phì, người bị viêm mãn tính trực tràng,…

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại thường có các đặc điểm như màu đỏ đậm, có lớp da bọc bên ngoài thô ráp nhưng vẫn có thể bị tổn thương dễ dàng khi có tác nhân bên ngoài tác động hoặc người bệnh vô ý gây chèn ép lên búi trĩ.

Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn thì búi trĩ chuyển sang màu thâm đen khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhói ở hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại thường có biểu hiện chảy máu trong khi đi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác đau, ngứa và rát. Trong suốt quá trình bệnh tiến triển, dù là ở mức độ nhẹ hay nặng thì đều có hiện tượng sa búi trĩ. Khi búi trĩ mới hình thành, việc cọ sát nhiều lần khi phân di chuyển trong ống hậu môn ra ngoài mép gây chảy máu.

Triệu chứng táo bón kết hợp với kích thước búi trĩ ngày càng to ra khiên cho đường di chuyển của phân qua trực tràng, ống hậu môn gặp khó khăn hơn. Người bệnh phải cố sức để rặn, việc này càng gây thêm áp lực cho hậu môn và bệnh dễ lân vào tình trạng nặng nề hơn.

Dần dần búi trĩ sẽ sa xuống và tạo cho người bệnh cảm giác vướng víu mỗi khi ngồi hoặc đi lại, sinh hoạt.

Trĩ ngoại càng để lâu thì khả năng điều trị càng khó. Vì vậy, khi có những triệu chứng bất thường đầu tiên người bệnh cần nhanh chóng đi khám để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợ .

Điều trị bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn nếu như chữa đúng thời điểm, đúng phương pháp tại các cơ sở uy tín.

Điều trị trĩ ngoại bằng nội khoa

Trong trường hợp bệnh trĩ ngoại chưa phát triển nặng và để lại di chứng thì người bệnh có thể dùng thuốc để điều trị. Thuốc uống nhằm làm tăng khả năng bền vững của thành mạch, giảm sưng nề, giảm đau, cầm máu trong trường hợp trĩ ra máu.

Thông thường, thuốc chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ sẽ có dạng uống, thuốc đặt trong hậu môn và thuốc bôi búi trĩ. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp thuốc có tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị trĩ ngoại bằng nội khoa

Nếu việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc không mang lại tác dụng hoặc bệnh phát triển nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại.

Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay như phẫu thuật Longo, PPH, HCPT,… Các phương pháp này đều có các ưu điểm chung là ít gây đau đớn, xâm lấn tối thiểu, tránh tổn thương đến những vùng lân cận và điều trị nhanh chóng.

Ngoài ra, sau phẫu thuật khả năng tái phát bệnh chiếm tỉ lệ rất cao nên người bệnh phải luôn giữ gìn trong chế độ sinh hoạt và ăn uống kết hợp với các biện pháp khác nhằm làm bệnh chóng lành và không di chứng.

Bệnh trĩ ngoài không những gây ra những khó chịu cho riêng người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh khiến cho người bệnh luôn tự ti, mặc cảm. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Đăng ký khám phòng khám hưng thịnh

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan