Logo phòng khám hưng thịnh
Slogan phòng khám hưng thịnh
Hotline phong khám hưng thịnh
Ưu đãi

Bệnh giang mai ở nữ giới – Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá của bạn về bài viết Đánh giá:

Chia sẻ bài viết Chia sẻ:

Banner chat 02

Giang mai ở nữ giới là một căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn giang mai có tốc độ sinh sản rất nhanh, cứ 15 phút chúng lại phân chia một lần. Đây là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV do đó các chị em cần tìm hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Các chuyên gia bệnh xã hội tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích về bệnh giang mai ở nữ qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ

bệnh giang mai ở nữ

hình ảnh bệnh giang mai

Bệnh giang mai ở nữ có thể lây nhiễm rất nhanh và dễ dàng qua các con đường như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai là con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Bệnh giang mai từ mẹ có thể truyền sang con thông qua nhau thai hoặc dây rốn khiến đứa trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh.
  • Lây qua đường máu: Truyền máu hoặc sử dụng chung các kim tiêm với người nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
  • Sử dụng các đồ dùng cá nhân như đồ lót, khăn tắm…với người nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

So với nam giới, bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo hơn. Chị em nên quan sát cơ thể để phát hiện các triệu chứng như:

Sau khoảng 3 tuần ủ bệnh thì ở âm đạo, môi hoặc lưỡi xuất hiện những nốt hình tròn và không đau nếu không chạm vào.

Tiếp theo xuất hiện dần các mụn nước nhỏ, loét ra kèm theo hạch sưng to và bắt đầu phát triển mạnh.

Sau đó, cơ thể xuất hiện các nốt nhú hoặc nổi mụn màu đỏ tạo thành những vùng chai cứng có đường kính từ 1 – 2cm, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét.

Ngoài ra, chị em sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau đầu, sốt,…

Ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, chị em cần nhanh chóng đi khám và điều trị ngay. Tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh tại nhà hay tự ý sử dụng thuốc.

Tác hại của bệnh giang mai đối với nữ giới

bệnh giang mai ở nữ

hình ảnh bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai rất nguy hiểm nếu không được khám chữa kịp thời. Bệnh có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến nữ giới như:

  • Gây tổn hại hệ thống thần kinh: Bệnh giang mai có thể gây tê liệt các dây thần kinh, dẫn đến người bệnh sẽ bị liệt, mù lòa.
  • Phá hoại hệ xương khớp
  • Phá hủy hệ thống nội tạng
  • Đặc biệt ở phụ nữ có thai,bệnh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân thai phụ mà còn nguy hiểm đến thai nhi có thể làm sảy thai,sinh non,thai chết lưu và ảnh hưởng đên sức khỏe của thai nhi.
  • Bệnh có thể biến chứng lên giang mai thần kinh và có thể dẫn đến tử vong cho người nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai càng được chữa trị sớm thì khả năng khỏi càng cao. Ngược lại giang mai ở cuối giai đoạn tiềm ẩn và trong giai đoạn cuối không thể chữa khỏi được, các phương pháp áp dụng chỉ nhằm làm giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế những biến chứng do bệnh mang lại.

Cách điều trị giang mai trong giai đoạn đầu: Bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em dùng thuốc tiêm hoặc uống liều duy . Một số loại thuốc có thể dùng với cả phụ nữ đang mang thai.

Cũng có một số loại thuốc không phù hợp với phụ nữ đang mang thai bạn cần tìm hiểu kĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tránh trường hợp tự ý sử dụng gây ra các tác dụng phụ thậm chí là biến chứng không nên có thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Điều trị giang mai giai đoạn cuối: Đối với giai đoạn này,bác sĩ sẽ chỉ định tiêm các liều thuốc có thể dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý sau khi chữa bệnh khoảng 3 tháng người bệnh cần đi làm xét nghiệm lại. Trong 2 đến 3 năm tiếp theo cứ 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để chắc chắn bệnh đã chữa khỏi tận gốc. Trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát, bác sỹ sẽ phải tăng gấp đôi liều lượng thuốc.

Các biện pháp trên chỉ có thể chữa được bệnh giang mai chứ không làm mất các tổn thương do giang mai gây ra trước đó.

Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh giang mai ở nữ giới. Những thắc mắc hay muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh giang mai, bạn hãy gọi đến số 01694.976.999 hoặc đến trực tiếp phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tại địa chỉ số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội để gặp chuyên gia tư vấn.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Đăng ký khám phòng khám hưng thịnh

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan