Logo phòng khám hưng thịnh
Slogan phòng khám hưng thịnh
Hotline phong khám hưng thịnh

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đánh giá của bạn về bài viết Đánh giá:

Chia sẻ bài viết Chia sẻ:

Banner chat 02

Trĩ hỗn hợp là tổng hợp của cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, kết hợp với nhau xảy ra cũng một thời điểm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ phát triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ hỗn hợp, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Trĩ hỗn hợp là gì?

bệnh trĩ hỗn hợp là gìhình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp được coi là loại trĩ phức tạp vì nó là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh nhân không may mắc cả 2 loại trĩ này cùng một lúc thì sẽ có 2 đám trĩ ở bên trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn. Khi những búi trĩ nội ở bên trong ống hậu môn bị sa ra ngoài và liên kết với các búi trĩ ngoại ngoài rìa hậu môn sẽ tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn chính là trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp có sự kết hợp của 2 loại trĩ nên mức độ nguy hiểm rất lớn, người bệnh không nên chủ quan.

Triệu chứng của trĩ hỗn hợp

Triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường bị nhầm với trĩ nội hay trĩ ngoại. Bệnh nhân có thể nhận biết trĩ hỗn hợp qua những dấu hiệu sau:

Đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng. Khi bị trĩ hỗn hợp, các đám rối tĩnh mạch bên đường răng lược phình ra, sa xuống và gây xung huyết. Lúc này, máu tươi sẽ xuất hiện ở trong phân hoặc chảy thành tia, thành giọt… lượng máu nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Xuất hiện dịch nhầy bên ngoài hậu môn

Tình trạng dịch nhầy tràn ra hậu môn là do các búi trĩ sa ra ngoài, cơ vòng hậu môn lại không thể khép chặt nên sẽ thường xuyên tiết dịch nhầy ra bên ngoài hậu môn gây ngứa rát lỗ hậu môn và vùng đệm xung quanh. Một số trường hợp bệnh nặng có thể bị rò rỉ phân ra bên ngoài.

Đau nhức hậu môn

Do hậu môn có nhiều dây thần kinh nhạy cảm nên người bị bệnh trĩ sẽ cảm thấy đau nhẹ hoặc đau nặng khi chịu áp lực lên hậu môn như: rặn mạnh khi đại tiện, mang vác quá nặng, thậm chí cảm thấy đau ngay khi ngồi xổm.

Sa búi trĩ

Đây cũng là một trong những biểu hiện rất rõ ràng của bệnh trĩ hỗn hợp. Vì là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại nên các búi trĩ sẽ sa ra ngoài ở giai đoạn đầu, gây cộm khó chịu cho người bệnh. Ban đầu, các búi trĩ có thể tự thụt vào nhưng sau một thời gian phát triển thành bệnh nặng thì các búi trĩ sẽ nằm luôn bên ngoài và không thụt vào được nữa. Các búi trĩ phát triển sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Vì trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại nên nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp cũng chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ nói chung. Một số nguyên nhân chính phải kể đến như sau:

– Thói quen ăn uống: Những người có thói quen ăn uống không điều độ, thiếu nước, thiếu chất xơ, ăn quá nhiều đồ cay nóng hoặc sử dụng chất kích thích… sẽ gây ra táo bón – nguyên nhân chất lượng gây ra bệnh trĩ.

– Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ: Đặc thù công việc của những người phải đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ khiến hậu môn luôn phải chịu lực dồn nén của cơ thể gây tình trạng tê cứng, máu không được lưu thông xuống vùng hậu môn.

– Không vận động cơ thể: Nhiều người có thói quen nằm hoặc ngồi một chỗ mà không vận động cơ thể khiến máu không được lưu thông, các cơ căng giãn bất thường nên xuất hiện các búi trĩ.

– Lao động nặng nhọc: Bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng rất dễ “ghé thăm” những người lao động nặng nhọc, bốc vác quá nặng. Bởi việc thường xuyên phải gồng mình lao động sẽ khiến áp lực gia tăng lên vùng hậu môn.

– Thói quen xấu khi đi đại tiện: Một số người có thói quen rặn mạng khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để xem phim, đọc báo hay chơi game… dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

– Phụ nữ bước vào thời kì mang thai: Chị em trong quá trình mang thai, là thai trên 6 tháng  sẽ chịu rất nhiều áp lực của tử cung đè lên vùng xương chậu và dồn xuống hậu môn rất lớn gây tắc nghẽn mạch máu, làm cho tĩnh mạch hậu môn dễ phình ra.

– Do không điều trị trĩ nội hoặc trĩ ngoại sớm: Lúc đầu, trĩ nội và trĩ ngoại mọc riêng lẻ, nhưng do người bệnh không điều trị sớm khiến chúng phình to và gặp nhau, liên kết với nhau tạo thành bệnh trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, vì trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại nên mức độ nguy hiểm rất lớn nếu người bệnh không sớm điều trị. Một số tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp:

– Gây viêm nhiễm hậu môn: Tình trạng viêm nhiễm khi bị trĩ hỗn hợp sẽ nguy hiểm và trầm trọng hơn 2 loại trĩ còn lại, vì trĩ hỗn hợp có chiều dài từ ngoài vào trong. Đó là con đường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu bên trong hậu môn, tác động đến trực tràng rất khó điều trị.

– Gây ảnh hưởng đến đường ruột: Các búi trĩ có kích thước lớn sẽ chèn ép từ ống hậu môn ra cửa hậu môn khiến quá trình đi đại tiện bị trì trệ, phân dồn ứ tại thành ruột gây tắc nghẽn, quặn thắt cơ bụng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây suy yếu và đảo lộn chức năng của hệ tiêu hóa.

– Gây hoại tử hậu môn: Khi các búi trĩ có kích thước lớn bị đè nén và thắt chặt sẽ khiến máu không lưu thông dẫn đến hoại tử, có thể lan rộng ra vùng đệm hoặc ống hậu môn.

– Mất máu và nhiễm trùng máu: Vi khuẩn ở hậu môn có thể tấn công ngược dòng vào máu gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân không điều trị bệnh sớm có thể bị mất máu kéo dài gây thiếu máu, đau đầu, chóng mặt.

– Gây ung thư trực tràng: Đây là mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp. Nếu người bệnh để tình trạng viêm nhiễm kéo dài lâu ngày sẽ rất dễ ung thư trực tràng.

– Dễ gây bệnh phụ khoa ở nữ giới: Vì âm đạo của phụ nữ cách hậu môn không xa nên vi khuẩn từ chất dịch nhầy hoặc những vùng viêm loét ở hậu môn dễ dàng tấn công vào âm đạo gây viêm nhiễm.

Cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả

Bệnh trĩ hỗn hợp có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa sau khi được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác tình trạng và mức độ của bệnh lý:

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa được áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ. Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn giúp tiêu các búi trĩ. Tuy nhiên, phương pháp nội khoa điều trị trĩ khó có thể điều trị dứt điểm bệnh và có nguy cơ tái phát cao.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng phương pháp ngoại khoa

điều trị bệnh trĩ

cắt trĩ bằng PPH và HCPT

Nếu bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp đã điều trị bằng thuốc nhưng không có tiến triển thì cần chuyển sang phương pháp ngoại khoa như: thắt búi trĩ, chích xơ hoặc cắt trĩ bằng kỹ thuật PPH và HCPT. Trong đó, cắt trĩ bằng PPH và HCPT là 2 kĩ thuật được đánh giá là tiên tiến và hiệu quả hiện nay. Phương pháp này đang được áp dụng thành công tại phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh – địa chỉ số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp do chuyên gia của phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh cung cấp. Hi vọng với những thông tin trên, bệnh nhân đã hiểu rõ hơn trĩ hỗn hợp là gì? nguyên nhân, tác hại và cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về bệnh trĩ hay các bệnh nam khoa, phụ khoa thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386-977-199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Đăng ký khám phòng khám hưng thịnh

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan